Tp.HCM: Tăng 1,07%, CPI tháng 7 tăng tốc trở lại

Theo Cục Thống kê TP.HCM, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố trong tháng 7/2011 đã tăng 1,07% so với tháng trước.

So với tháng 12/2010, CPI của thành phố đã tăng 12,73% và tăng 17,89% so với tháng 7/2010.

Như vậy, sau tháng 6 “đột ngột giảm tốc”, CPI của thành phố trong tháng 7 đã lấy lại đà tăng trên 1%, được ghi nhận là mức tăng cao nhất trong số các tháng 7 của 10 năm trở lại đây .

Trong các nhóm hàng chủ yếu tính CPI, chỉ duy nhất nhóm viễn thông giá giảm 0,01% còn 10 nhóm hàng còn lại giá đều tăng từ 0,14 đến 1,9%. Cá biệt có 3 nhóm tăng trên 1% là “hàng ăn và dịch vụ ăn uống”, “may mặc, mũ nón, giày dép” và nhóm “thiết bị đồ dùng gia đình”.

Dẫn đầu mức tăng trong tháng là nhóm “Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” ghi nhận ở mức 1,9% nhờ sự đóng góp của các nhóm lương thực tăng 0,35%, thực phẩm tăng 1,92% và ăn uống ngoài gia đình tăng 2,63%.

Trái với xu hướng giảm giá lương thực chung của cả nước do đang vào vụ thu hoạch, giá lương thực của Thành phố đã tăng 0,35% do thành phố không tự chủ được lương thực, phải nhập từ các tỉnh thành khác, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, nên giá lương thực phải “gánh” thêm chi phí vận chuyển.

Ảnh hưởng trực tiếp từ việc tăng giá lương thực, thực phẩm đã khiến nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,63%.

Thời tiết vào mùa nắng nóng cộng với việc chuẩn bị mua sắm cho năm học mới đã khiến giá nhóm hàng may mặc, mũ nón, giầy dép trong tháng tăng 1,25%.

Ảnh hưởng gián tiếp của chi phí đầu vào của doanh nghiệp như lãi suất cao, chi phí nhân công đắt đã khiến giá cả nhóm hàng đồ dùng gia đình tăng mạnh ở mức 1,13% trong tháng.

Ngoài các nhóm hàng nêu trên, các nhóm hàng khác còn lại tăng nhẹ từ 0,14 đến 0,72 tùy từng nhóm.

Trong tháng, giá vàng và đô la Mỹ tiếp tục diễn biến trái chiều khi giá vàng tăng 0,85%, còn giá đô la Mỹ giảm 0,03%.

(NDHMoney)

Tin mới hơn
  • Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay
  • Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?
  • Từ việc tăng lương nghĩ đến bài toán cung – cầu
  • Lương mới, bất cập vẫn cũ
  • Lạm phát 2012: Nhìn thế giới, lo trong nước
  • Tết làm “méo” bức tranh kinh tế tháng 1
  • Tăng trưởng, chỉ số giá và an sinh xã hội
  • Kinh tế Việt Nam: Bàn tay hữu hình hay vô hình đang thắng thế?
  • “Không có lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng”
  • Tái cấu trúc, đầu tiên hãy cải tổ hành chính
  • Tăng trưởng tín dụng ngân hàng 2012: Ai ở nhóm nào?
  • Được và mất từ tăng trưởng và lạm phát 2011
  • Điểm nóng Kinh tế 2011: Những con số gây sốc
  • Tái cơ cấu: Ngân hàng mới là “kinh khủng”
  • Chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2011 là 18,12%
Tin cũ hơn
  • TP.Hà Nội: CPI tháng 7/2011 tăng 1,32%
  • Xuất khẩu nông sản sang trung quốc: Rủi ro vì “ăn xổi”
  • Nhận diện lại FDI : “Mặt trái của tấm huân chương”
  • Nghịch lý giá xăng dầu: Người tiêu dùng luôn chịu thiệt
  • Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam: Thép thừa vẫn có lãi!
  • Những “đầu tầu” đẩy… CPI
  • 'Không cần kiểm toán giá xăng dầu'
  • Kiểm toán ngân sách và tài sản của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương
  • 'Thịt lợn tăng giá không phải vì Trung Quốc thu gom'
  • Quyết liệt bình ổn giá thực phẩm Giá tăng vì bão hay nguồn cung?
  • Bộ Tài chính giãi bày việc chưa giảm giá xăng dầu
  • Đã đến lúc sử dụng các công cụ thị trường
  • Câu hỏi về giá xăng
  • Thứ trưởng Bộ Công thương: Việt Nam vẫn thu lợi từ vừa xuất và nhập than
  • Làm sao để tiết kiệm điện trong sản xuất công nghiệp?
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn